UY TÍN TẠO THƯƠNG HIỆU

Hotline:09.7772.6600

1. Kích thước điều hòa quá lớn so với diện tích phòng

Nhiều người nghĩ rằng điều hòa càng to thì sẽ càng nhanh mát. Tuy nhiên, điều hòa quá to so với diện tích phòng sẽ không thể phân bố nhiệt đều khắp phòng được hoặc làm giảm độ ẩm.

Bạn nên chọn điều hòa có kích thước và công suất làm lạnh phù hợp với diện tích căn phòng. Vừa tiết kiệm điện hàng tháng, vừa giúp căn phòng bạn trở nên mát mẻ, sang trọng và tinh tế hơn.

2. Thường xuyên đóng chặt cửa khi sử dụng điều hòa

Không khí trong phòng kín độc hại gấp 2-5 lần so với ngoài trời, vì vậy bạn nên chọn những điều hòa có chức năng lọc không khí và diệt khuẩn để không khí trong phòng luôn trong lành.

Ngoài ra, cứ 15 – 30 phút bạn nên mở cửa phòng 1 lần trong vài giây để căn phòng được “thở”, trao đổi không khí với bên ngoài. Bạn có thể trang bị thêm quạt thông gió trong phòng, để trao đổi không khí ngoài trời vào phòng cho không khí trong phòng thêm thoải mái.

3. Lắp đặt máy điều hòa sai vị trí

Vị trí lắp máy điều hòa cũng tác động lớn đến hiệu quả năng lượng của nó. Rất nhiều nhà lắp điều hòa ở bức tường nóng nhất trong phòng. Mọi người cho rằng như vậy căn phòng sẽ nhanh chóng giảm nhiệt. Tuy vậy, như vậy máy phải làm việc chăm chỉ hơn để làm mát bức tường quá nhiệt trước rồi mới đến không khí trong phòng.

Do vậy, thay vào đó, bạn nên lắp điều hòa ở những góc râm để nhiệt độ trong phòng giảm nhanh rồi mới từ từ mát những bức tường xung quanh. Như vậy, nhiệt độ trong phòng sẽ mát nhanh, mát lâu, ngoài ra, khu vực đặt điều hòa không khí không nên bị chặn bằng cây bụi hoặc các món đồ nội thất khác. Cuối cùng, bạn hãy chắc chắn rằng đặt máy điều hòa nằm xa đèn và các thiết bị khác tạo ra nhiệt.

4. Mở máy điều hòa 24/7

Những ngày oi bức khiến nhiều gia đình bật máy điều hòa liên tục trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, điều này không chỉ lãng phí điện mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe khi ở lâu trong phòng kín bật điều hòa. Bạn chỉ nên ngồi trong phòng điều hòa không quá 2 giờ.

Khi ra khỏi phòng nên mở cửa to và đứng ở cửa vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí mới. Bạn không nên để điều hòa qua đêm mà nên dùng chế độ sleep để hẹn giờ tắt điều hòa.

Cơ thể của bạn có thể chịu được nhiệt độ cao hơn khi ngủ hơn khi thức. Còn nếu nằm ngủ điều hòa thì bạn lưu ý càng về đêm, cơ thể thiếu sự vận động, dễ bị cảm lạnh nên cần điều chỉnh máy lạnh tăng nhiệt độ lúc đêm khuya.

5. Để nhiệt độ điều hòa quá thấp

Bật máy điều hòa ở nhiệt độ quá thấp khiến bạn dễ bị cảm do chênh lệch nhiệt độ quá cao giữa bên trong và ngoài nhà. Đặc biệt, người già và trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu rất dễ đau đầu, viêm họng, ngạt mũi, do vậy thông thường, nhiệt độ điều hòa khoảng 25 độ C là tốt nhất.

blank

Bạn cũng nên chú ý để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột. Không nên bước vào phòng điều hòa ngay khi vừa từ ngoài nắng về hay vừa vận động mạnh ra nhiều mồ hôi. Trước khi ra khỏi phòng, bạn nên đứng ở cửa mở to một vài phút để cơ thể kịp thích nghi với không khí nóng bên ngoài. Tuy vậy, cũng cố gắng tránh ra ra vào vào liên tục để hạn chế cơ thể bị xáo trộn do phải thường xuyên điều chỉnh để thích ứng với nhiệt độ.

6. Không sử dụng quạt

Nhiều người nghĩ rằng điều hòa không khí thay thế cho quạt truyền thống. Trên thực tế, quạt sẽ giúp bạn chạy điều hòa không khí hiệu quả hơn bằng cách lưu chuyển không khí xung quanh phòng, không chỉ tiết kiệm tiền trên hóa đơn của bạn mà còn làm giảm hao mòn điện máy. Hơn nữa, quạt tạo ra “gió lạnh” nhân tạo giúp bạn cảm thấy thoải mái ở nhiệt độ cao hơn một chút.

7. Tắt điều hòa khi phòng đã đủ lạnh

Nhiều người tắt máy điều hòa ngay khi phòng vừa đủ mát và bật lại khi nóng để tiết kiệm điện. Tuy nhiên, ít ai ngờ điều này gây ra tác dụng ngược lại. Máy điều hòa cần tiêu thụ rất nhiều điện năng khi khởi động. Do vậy, thay vì bật xuống 16 độ C rồi tắt ngay sau vài phút thì bạn nên để ổn định ở ngưỡng 25 độ C trong thời gian dài.

Tin mới hơn

Tin cũ hơn